Để bắt đầu sự nghiệp kinh doanh, bạn cần dành nhiều thời gian để nghiên cứu, lập kế hoạch kinh doanh online và phát triển thương hiệu. Kinh doanh online không phải thứ dễ dàng, bạn cần có chiến lược và đầu tư đúng cách mới có thể thành công. Bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết liên quan đến việc lập kế hoạch kinh doanh online.
11 bước lập kế hoạch kinh doanh online hiệu quả
Dưới đây là 11 bước lập kế hoạch kinh doanh online hiệu quả và chi tiết mà bạn không thể bỏ lỡ.
1. Nghiên cứu thị trường
Bước đầu tiên và quan trọng nhất khi bạn lập kế hoạch kinh doanh online. Bạn hãy chủ động thu thập các thông tin, dữ liệu liên quan đến thị trường, sản phẩm/dịch vụ mà bạn có nhu cầu kinh doanh.
Những điểm cần chú ý khi thu thập thông tin:
- Mô hình thị trường và tính năng của thị trường trong khoản thời gian ngắn hạn và dài hạn.
- Lựa chọn thị trường mục tiêu với phân khúc nào? Nhu cầu mua hàng trong thị trường mục tiêu ra sao? Thị trường mục tiêu có những ngách nào và % cơ hội thành công ở ngách đó?
- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, những sản phẩm đang hoạt động cùng trong phân khúc đó.
- Thực trạng thị trường mục tiêu và doanh số họ đạt được.
- Những nguồn hàng và đối tác trên thị trường này.
Ví dụ: Bạn muốn kinh doanh online mặt hàng quần áo thời trang. Bạn sẽ cần tìm hiểu xem:
– Có nhiều người bán quần áo online không? Chủ yếu họ bán trên những kênh nào, ưu điểm/nhược điểm của từng kênh bán.
Thực tế, quần áo là mặt hàng dễ bán, có nhu cầu cao, lợi nhuận tốt, tiếp cận được nhiều khách hàng. Bán quần áo dễ nhất trên Facebook khi có nhiều cách tiếp cận với khách hàng, như: Livestream, post ảnh, video,…
Tuy vậy, Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay nên có tính cạnh tranh cao, bạn đã có phương án để đối phó với những nhà bán chuyên nghiệp, giá rẻ, sản phẩm đa dạng chưa?
Từ những bước phân tích thị trường này, bạn sẽ cần tìm hướng đi phù hợp cho kế hoạch kinh doanh của mình.

2. Đặt mục tiêu khi kinh doanh online
Bạn cần đặt câu hỏi về mục tiêu khi bắt đầu lên kế hoạch kinh doanh online. Ngoài vấn đề tiền bạc, bạn có định hướng đây là công việc lâu dài và phát triển thành sự nghiệp lớn của bản thân không?
Nếu bạn có quyết tâm và đặt việc kinh doanh online là sự nghiệp chính thì cần có mục tiêu rõ ràng.
Người kinh doanh thường dựa trên từ khóa SMART để đặt mục tiêu cụ thể cho bản thân:
- S – Specific (Cụ thể)
- M – Measurable (có thể đo lường được)
- A – Achievable (Có thể đạt được)
- R – Realistic (Thực tế)
- T – Timely (thời hạn)
Ví dụ: Bạn muốn kinh doanh mỹ phẩm online, bạn sẽ đặt mục tiêu sau thời gian bao lâu thì thu hồi vốn, bạn sẽ lãi được bao nhiêu %. Bạn có thể đạt được mục tiêu hay không và đo lường chúng như thế nào?
Mục tiêu về sự nghiệp thì có thể là sau khi bán hàng mỹ phẩm hiệu quả và có đam mê lớn, bạn sẽ trở thành chuyên viên tư vấn làm đẹp, thường xuyên chia sẻ tips hữu ích cho mọi người.
Tuy không phải ai cũng có thể đạt được đúng mục tiêu mình đề ra khi kinh doanh, nhưng việc đặt mục tiêu giúp bạn có định hướng phấn đấu rõ ràng hơn.

3. Nghiên cứu sản phẩm
Sản phẩm/dịch vụ là cốt lõi của việc kinh doanh. Chắc chắn khi bạn đưa ra một sản phẩm tiếp cận với người tiêu dùng, bạn phải tìm được giá trị của nó đối với con người, xã hội, thị trường. Đặc biệt, nếu đó là sản phẩm bạn làm ra thì cần dành tâm huyết nghiên cứu sao cho nó tối ưu nhất, đáp ứng nhu cầu sử dụng tốt nhất.
Vậy những điều cần quan tâm về sản phẩm bao gồm:
- Chi tiết về sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp từ chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, có phải sản phẩm làm hại đến môi trường hay không. Còn đối với dịch vụ thì dịch vụ đó có thuận lợi không, nó giải quyết được nhu cầu của khách hàng hay không,…
- Khách hàng sẽ nhận được những lợi ích gì khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn?
- Sản phẩm của bạn có gì nổi bật và khác biệt so với các sản phẩm cùng ngách khác trên thị trường?
- Sản phẩm/dịch vụ của bạn được tiếp cận thị trường như thế nào?
- Giá cả của sản phẩm/dịch vụ này đã phù hợp chưa? Làm sao để tối ưu chi phí?
Tham khảo: 11+ mặt hàng nên bán online rất hiệu quả
4. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn nắm được thị trường đang có những xu hướng sản phẩm/dịch vụ và họ cạnh tranh nhau ở những điểm gì. Từ đó, bạn sẽ có những phương pháp ứng phó phù hợp.
Bạn cần trả lời các câu hỏi sau đây:
- Đối thủ cạnh tranh của bạn đã kinh doanh trong ngành bao lâu? Doanh thu của họ đạt bao nhiêu? Làm thế nào để họ đạt được doanh thu như vậy hoặc tại sao doanh thu của họ chỉ có vậy dù đã hoạt động lâu?
- So với các nhà cung cấp khác, lợi thế của sản phẩm/dịch vụ của bạn là gì?
- Điểm đặc biệt mà chỉ sản phẩm/dịch vụ của bạn mới có.
- Tại sao khách hàng nên chọn sản phẩm/dịch vụ của bạn mà không phải của đối thủ? Về giá cả, chất lượng, địa điểm, hàng phân phối, đánh giá của khách hàng,…

Ngoài ra, khi phân tích đối thủ cạnh tranh cần lập bảng so sánh rõ ràng về các yếu tố như: Sản phẩm, doanh thu, chiến lược truyền thông, ưu điểm, nhược điểm sản phẩm, kênh phân phối,… Như vậy sẽ có cái nhìn rõ ràng, chi tiết hơn.
5. Định vị và xây dựng thương hiệu
Trong kế hoạch kinh doanh online, bạn cần có bước định vị sản phẩm/dịch vụ của bạn thuộc phân khúc nào và xây dựng thương hiệu phù hợp.
Định vị thương hiệu là vị trí mà cá nhân/tổ chức sở hữu trong nhận thức của khách hàng, giúp cho thương hiệu của bạn dễ dàng phân biệt với các đối thủ cạnh tranh. Định vị thương hiệu được thực thị bằng chiến lược tiếp thị giúp thương hiệu tạo nên sự khác biệt, đảm bảo cho các hoạt động truyền thông diễn ra hiệu quả.
Để định vị và xây dựng tốt thương hiệu. Bạn cần thực hiện theo các bước bài bàn:
– Bước 1: Nhận dạng khách hàng mục tiêu
– Bước 2: Phân tích đối thủ cạnh tranh
– Bước 3: Xây dựng phương pháp định vị phù hợp
– Bước 4: Đặt thương hiệu lên sơ đồ định vị
Chú ý: Sự uy tín là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định bạn có kinh doanh thành công được hay không.

6. Tạo ra triết lý kinh doanh
Hãy tự sáng tạo một câu slogan thể hiện việc thương hiệu của mình đóng góp được gì cho xã hội khi đã xác định được mục tiêu, sứ mệnh và triết lý kinh doanh. Trả lời những câu hỏi sau:
- Chìa khóa riêng của sản phẩm/dịch vụ của bạn trên thị trường là gì?
- Sản phẩm/dịch vụ của bạn đóng góp được gì cho thị trường?
- Trong thị trường, sản phẩm của bạn có sự khác biệt nào?
Ví dụ: Một số slogan của các thương hiệu nổi tiếng có thông điệp rõ ràng về sự đóng góp cho xã hội:
- Biti’s: Nâng niu bàn chân Việt
- BigC: Giá rẻ cho mọi nhà
- Tiki.vn: Niềm vui mua sắm
- Kids plaza: An toàn cho bé, giá rẻ cho mẹ
Những thông điệp rõ ràng, phù hợp với triết lý kinh doanh sẽ giúp bạn có những bước thăng tiến vững chắc trong sự nghiệp.
7. Kế hoạch mua hàng
Một trong những bước quan trọng bạn không thể bỏ lỡ khi lên kế hoạch kinh doanh online là lập kế hoạch mua hàng. Đối với mỗi đơn vị kinh doanh, vấn đề mua hàng đóng vai trò quyết định trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Việc lên kế hoạch mua hàng sẽ giúp doanh nghiệp tìm được nguồn hàng chất lượng có giá thành hợp lý.
Trong quá trình lên kế hoạch, doanh nghiệp cần dự trù những rủi ro như hàng bị lỗi, sản phẩm không phù hợp với thị hiếu của khách hàng, lừa đảo,…
Để hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra, bạn nên lựa chọn cách thức thanh toán đáng tin cậy để khi có dấu hiệu lừa đảo, bạn có thể thu hồi lại số tiền của mình. Để có thể kiểm tra thị trường cũng như chất lượng của hàng hóa, thay vì mua với số lượng lớn, bạn hãy mua hàng với số lượng nhỏ trước.
Đặc biệt, bạn hãy giữ lại hàng mẫu đã mua để kiểm tra, đánh giá chất lượng cho đợt hàng kế tiếp cũng như có thể khiếu nại nếu bên đối tác cung cấp hàng không đạt tiêu chuẩn.

8. Kế hoạch nhân sự
Nhắc đến lập kế hoạch kinh doanh online, không thể không nhắc đến lập kế hoạch nhân sự. Nhân sự vốn đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh. Bởi họ là những người trực tiếp bắt tay làm việc để thực hiện hóa các kế hoạch. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần phải xây dựng một bộ máy nhân sự sao cho hợp lý.
Thông thường, đối với những đơn vị kinh doanh vừa và nhỏ, số lượng nhân sự của mỗi doanh nghiệp sẽ không quá nhiều. Lúc này, chủ của hàng cần phải xác định chính xác xem ai là người trực tiếp thực hiện kinh doanh. Bạn cũng cần đặt ra các yêu cầu, KPI cho họ theo tuần, tháng.
Đối với các doanh nghiệp lớn, những đơn vị kinh doanh sở hữu nhiều chuối của hàng, kế hoạch nhân sự cần được lập một cách chi tiết, rõ ràng. Bộ phận quản lý cần xác định, phân chia rõ bộ phận nào đảm nhiệm công việc nào, đối tượng nào sẽ chịu trách nhiệm quản lý công việc đó.
Đặc biệt, người quản lý của mỗi bộ phận cần nộp báo cáo thường xuyên để doanh nghiệp có thể nắm được tình hình nhân sự của doanh nghiệp mình.
9. Kế hoạch tài chính
Khi xây dựng một kế hoạch kinh doanh online, vấn đề vốn cần được xem xét và tính toán kỹ càng. Những khâu cần vốn trong kinh doanh, bao gồm: Nhập hàng, chi phí kho bãi, giao vận, chi phí marketing, chi phí vận hành, vốn xoay vòng trong 6 – 12 tháng,…
Bạn cần xác nhận được tình hình sử dụng vốn bằng một bản kê khai khá chi tiết để tránh việc bị đội ngân sách lên quá cao, vượt quá khả năng cho phép. Kiểm soát tốt chi phí là một trong những yếu tố thành công hàng đầu trong kinh doanh.
Thực tế, với chiến lược kinh doanh online, bạn chuẩn bị tài chính dựa trên nguồn vốn có sẵn hoặc phải đi vay nếu bị thuế. Tuy nhiên, việc mới kinh doanh sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, các bạn nên chuẩn bị tầm vốn hợp lý với khả năng đang có, tránh việc cố quá dẫn đến những rủi ro không đáng có.

10. Kế hoạch Marketing online
Marketing là phần không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh hiện đại, đặc biệt với hình thức online, marketing là kênh tiếp cận duy nhất tới các khách hàng. Những phương pháp marketing online phổ biến bao gồm:
- SEO: Đây là phương pháp giúp bạn gia tăng lưu lượng truy cập đến website thông qua việc tối ưu hóa website. Nếu website của bạn lọt top tìm kiếm của Google, bạn sẽ có lượng khách hàng lớn thường xuyên và miễn phí.
- Chạy quảng cáo Facebook: Hình thức này được nhiều người kinh doanh lựa chọn, vì tập trung vào đúng phân khúc khi lựa chọn các yếu tố giới tính, tuổi tác, địa điểm,… nên có tính hiệu quả cao hơn. Tuy vậy, chạy quảng cáo bạn cần có kinh nghiệm và chiến lược tốt chứ khi là một “tay mơ” trong nghề thì chưa thể thành công ngay.
- Affiliate marketing (tiếp thị liên kết): Hình thức này sử dụng nhiều kênh khác nhau (từ website, mạng xã hội, Google) để quảng cáo cho sản phẩm/dịch vụ của bạn. Nếu có 1 giao dịch thành công bắt nguồn từ 1 kênh tiếp thị liên kết, người đó sẽ được trích tiền hoa hồng.
- Trao đổi liên kết: Đây là một phương án trợ giúp cho SEO rất tốt khi bạn trao đổi liên kết với các website uy tín. Đồng thời đây cũng là hình thức giúp giới thiệu website của bạn đến với nhiều khách hàng tiềm năng trên internet để họ biết đến và tham gia truy cập vào website của bạn.

11. Giám sát và đánh giá kết quả
Để đánh giá hiệu quả của chiến dịch Marketing, người kinh doanh sẽ trả lời những câu hỏi dưới đây:
- Khách hàng có hài lòng với dịch vụ/sản phẩm và chiến lược Marketing bạn đưa ra hay không?
- Các thống kê về doanh số bán hàng, lưu lượng truy cập website, tỷ lệ chuyển đối thành công, lượng khách hàng tiềm năng,…
- Đánh giá phương pháp Marketing mang đến hiệu quả cao, phương pháp nào ít hiệu quả thì cần hạn chế/dừng lại. Tuy nhiên, chiến lược Marketing cũng phải thích hợp với từng thời điểm, lúc này không hiệu quả nhưng sau đó lại hiệu quả. Vì vậy, bạn cần cân nhắc kỹ càng.
- Lợi nhuận thu được thông qua Marketing là bao nhiêu?
Tham khảo bản kế hoạch kinh doanh online mẫu
Nhằm giúp các bạn có thể hình dung rõ hơn về bản kế hoạch kinh doanh, Mega Seo đã tổng hợp và chọn lọc được bản kế hoạch kinh doanh chi tiết, với bố cục rõ ràng khoa học. Xin mời bạn đọc và tham khảo ở link dưới đây!
Link tải mẫu: Tại đây
Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn thực hiện lập 1 kế hoạch kinh doanh online dễ dàng, hiệu quả, tạo bước tiền đề tốt nhất cho việc kinh doanh trong tương lai.
Xem thêm:
- 22 trang web bán hàng online uy tín nhất Việt Nam và Thế Giới
- 7 bước quy trình bán hàng hiệu quả, chốt đơn nhanh chóng