Nhiều người hiện nay lựa chọn hình thức kinh doanh online để gia tăng thu nhập cho bản thân. giảm bớt gánh nặng trong cuộc sống. Tuy vậy, làm thế nào để kinh doanh online thì không phải ai cũng biết. Hãy tham khảo bài viết sau đây để có thông tin chi tiết.
Kinh doanh online là gì?
Kinh doanh online là hình thức bán hàng trực tiếp, được thực hiện thông qua các nền mảng xã hội (facebook, twitter, instargram, tiktok), các nền tảng công nghệ số hay các sàn thương mại điện tử (sendo, lazada, shopee). Việc kinh doanh này cho phép người mua và người bán có thể trao đổi, giao dịch với nhau mà không cần gặp mặt trực tiếp.
Chỉ với một vài thao tác nhấp chuột cơ bản, người mua đã có thể nhận được sản phẩm mình đặt hàng, không cần mất thời gian di chuyển đến địa điểm bản như hình thức mua sắm truyền thống.
Theo như dự báo của các chuyên gia, hình thức kinh doanh này sẽ ngày càng trở nên phổ biến và phủ sóng trên toàn thế giới. Đây hứa hẹn sẽ là hình thức kinh doanh với tiềm năng tăng trưởng và phát triển rất lớn trong tương lai.
9 bước kinh doanh online hiệu quả A-Z
Việc kinh doanh online không chỉ mang đến nguồn lợi nhuận khổng lồ cho người bán mà còn giúp quá trình trao đổi, giao dịch giữa người mua và bán trở nên dễ dàng hơn. Vậy làm sao để có thể bắt đầu việc kinh doanh online hiệu quả. Dưới đây là 9 bước kinh doanh online hiệu quả từ A-Z mà bạn không thể bỏ lỡ:
1. Xác định thời gian kinh doanh
Muốn kinh doanh online nhưng tạm thời chưa thể từ bỏ công việc chính thức là tâm lý chung của rất nhiều người. Vì vậy, bạn không nhất thiết phải bỏ công việc chính hiện tại để tập trung vào kinh doanh online, hãy thực hiện song song cả 2 công việc để đảm bảo nguồn thu nhập ổn định.
Về việc kinh doanh online, bạn hãy tận dụng khoảng thời gian rảnh rỗi của mình, có thể là giờ nghỉ trưa, nghỉ tối hay vào cuối tuần để chăm chút cho công việc kinh doanh online.
Hình thức kinh doanh online phù hợp với đối tượng sinh viên, mẹ bỉm sữa, nhân viên văn phòng.
Bạn hãy làm song song 2 công việc cho tới khi việc kinh doanh online tạo ra nguồn thu nhập ổn định, bạn đã chắc chắn tự tin vào nó, lúc đó hãy dành toàn bộ thời gian và công sức để phát triển, mở rộng quy mô kinh doanh.
2. Tìm ý tưởng kinh doanh online
Ý tưởng kinh doanh online là điều rất quan trọng cần có trước khi bắt đầu. Thực tế, việc kinh doanh online hiện nay có tính cạnh tranh lớn, do vậy bạn nên tìm kiếm một ý tưởng phù hợp với đam mê của bản thân, như vậy bạn sẽ có động lực kinh doanh lớn hơn.
Có rất nhiều ý tưởng kinh doanh online hiệu quả:
– Nhập hàng hóa sỉ về bán thu lợi nhuận.
– Nếu khéo tay thì bạn có thể làm đồ handmade để bán.
– Cuộc sống hiện đại, môi trường ô nhiễm làm con người ta lo lắng nhiều hơn cho sức khỏe. Vì vậy, các loại rau củ hữu cơ, đồ ăn không chất bảo quản được ưa chuộng hơn cả. Đây chính là lĩnh vực kinh doanh online tiềm năng.
– Với thời điểm dịch bệnh như hiện nay, mọi người có xu hướng học online nhiều hơn. Như vậy, việc mở các lớp học trực tuyến cũng là hinh thức kinh doanh rất hiệu quả.
Trường hợp không có ý tưởng nào đặc biệt, hãy tận dụng theo xu hướng. Đây là cách mang lại lợi nhuận nhanh chóng. Tuy nhiên, với kiểu bán hàng thế này, bạn cần nhanh chóng nắm bắt xu hướng thì mới kinh doanh dễ dàng được. Dẫu vậy, bạn cũng cần lưu ý bán hàng theo xu hướng thì vòng đời sản phẩm khá ngắn, bạn sẽ thường xuyên phải thay đổi sản phẩm kinh doanh.
Xem thêm: 14 ý tưởng kinh doanh tại nhà hiệu quả, lợi nhuận cao
3. Đánh giá ý tưởng kinh doanh online
Để đánh giá kế hoạch kinh doanh online của mình như thế nào, bạn có thể sử dụng 1 trong 2 cách sau:
Cách 1: Dùng công cụ ATAR (Awareness Trial Availability Repeat)
ATAR là 4 chữ cái đại diện cho 4 từ trong quy trình phát triển 1 sản phẩm, gồm có:
– Awareness: Nhận thức
– Trial: Thử nghiệm
– Ability: Nhu cầu sẵn có
– Repeat: Lặp lại
Công cụ này rất thích hợp khi bạn phải dự đoán thị trường khi có 1 sản phẩm mới sắp ra mắt.
Từ phương pháp này, bạn sẽ phải trả lời 4 câu hỏi để xác định mức tiềm năng của ý tưởng kinh doanh online:
– Awareness: Những ai đang có nhận thức đầy đủ nhất về sản phẩm ra mắt?
– Trial: Đối tượng nào cảm thấy hứng thú khi dùng thử sản phẩm của bạn?
– Availability: Sản phẩm của bạn sẽ tiếp cận được với những đối tượng tiềm năng nào?
– Repeat: Ai là người sẵn sàng trả tiền để mua sản phẩm của bạn thêm nhiều lần?
Cách 2: Danh sách khía cạnh cần phân tích
Công cụ này cung cấp 1 bản danh sách các câu hỏi nhằm hỗ trợ doanh nghiệp kiểm tra các khía cạnh cần thẩm định đối với 1 ý tưởng kinh doanh sản phẩm mới do Phòng Nghiên cứu Sáng tạo thuộc ĐH Princeton (Mỹ) công bố.
Một số câu hỏi ví dụ như:
– Ưu điểm hoặc lợi nhuận mà ý tưởng này có thể mang lai? Liệu có tồn tại nhu cầu thị trường thực sự không?
– Bạn đã rõ về những khó khăn có thể đối mặt và tìm được giải pháp cho nó hay chưa?
– Đây là 1 ý tưởng hoàn toàn mới trên thị trường hay được cải tiến từ những ý tưởng khác?
– Có thể thu được lợi nhuận từ ý tưởng này trong ngắn hạn hay trong dài hạn?
– Bạn có thể tạo ra những biến thể khác từ ý tưởng này hay không? Những phương án tối ưu là gì?
– Ai là đối thủ cạnh tranh của bạn trong lĩnh vực này?
4. Đặt tên thương hiệu
Để đặt tên thương hiệu tốt nhất, hãy lưu ý 7 nguyên tắc sau:
– Tên thương hiệu phải bảo hộ được: Đây là điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất. Tên thương hiệu phải bảo hộ được về mặt pháp lý để tránh bị giả mạo. Nếu như bạn có 1 tên thương hiệu hay mà nó không thể bảo hộ thì có rất nhiều rủi ro. Trường hợp bất đắc dĩ thì có thể cân nhắc phương án bảo hộ bằng hình ảnh (logo) thay vì bảo hộ tên.
– Tên miền có sẵn: Hầu hết các domain website đều được lấy theo tên thương hiệu. Do đó, nếu không thể đăng ký tên miền thì hãy cân nhắc phát triển 1 tên khác thay vì không thể đăng ký tên miền. Lưu ý: Hãy đăng ký tên miền sớm nhất có thể.
– Đơn giản và dễ nhớ: Đừng đòi hỏi khách hàng nhớ tên thương hiệu của bạn nếu như nó quá phức tạp. Hãy chọn 1 tên đơn giản, dễ nhớ, liên quan nhất đến thương hiệu của bạn. Chúng tôi khuyên bạn hãy đặt tên có chứa các nguyên âm o, a, i, e. Cứ lấy ví dụ như tên nhiều thương hiệu lớn trên thế giới và ở Việt Nam: Honda, Amazon, Coca Cola, Trung Nguyên,… Các nguyên âm sẽ làm mặt chữ đẹp hơn, tên cân đối, dễ đọc, dễ nhớ.
– Tránh những từ ngữ liên tưởng tiêu cực về mặt âm, nghĩa: Không ít công ty đã gặp tính huống vô cùng khó xử vì tên thương hiệu mang nghĩa tiêu cực tại thị trường nào đó. Ngoài ra, có những tên không bị vấn đề về nghĩa, nhưng nếu đọc tiếng thì âm của nó có thể liên tưởng đến những thứ nhạy cảm, tiêu cực.
– Thể hiện ngành nghề và sản phẩm: Với những thương hiệu nhỏ, mới, việc đặt tên thương hiệu nên thể hiện ngành nghề và sản phẩm sẽ giúp rút ngắn thời gian nhận diện và tối ưu chi phí truyền thông. Ví dụ: Đối với ngành sữa sẽ có chữ Milk như Vinamilk, TH True Milk,…
– Thể hiện sự khác biệt: Tên thương hiệu phải có sự khác biệt đối với đổi thủ, đặc biệt là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Đừng nên đặt tên na ná hoặc những thành tố mà đối thủ đã sử dụng.
– Phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu: Đừng bao giờ quên yếu tố này. Bạn phải đặt tên thương hiệu phù hợp với thị trường mà bạn lựa chọn. Chẳng hạn, không thể đặt tên tiếng Anh cho phân khúc khách hàng người Việt thấp cấp.
5. Lập kế hoạch kinh doanh online
Để có kế hoạch kinh doanh online hoàn hảo, bạn hãy làm theo 9 bước sau:
- Nghiên cứu thị trường
- Đặt mục tiêu kinh doanh online
- Nghiên cứu sản phẩm
- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
- Định vị và xây dựng thương hiệu
- Tạo ra triết lý kinh doanh
- Làm kế hoạch tài chính
- Xây dựng kế hoạch Marketing online
- Giám sát và đánh giá kết quả
6. Xác định nguồn vốn kinh doanh online
Thực tế, việc xác định nguồn vốn kinh doanh online rất khó fix cứng là bao nhiêu. Bạn có thể kinh doanh với 5 triệu, 10 triệu, 20 triệu,… Nhưng nguồn vốn bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào những chi phí bạn bỏ ra:
– Chi phí sản phẩm/nguồn hàng: Dù là hàng mua đi bán lại hay hàng tự làm, bạn cũng cần bỏ chi phí cho sản phẩm bạn muốn bán. Thường thì chi phí này khá lớn. Tùy vào số vốn bạn đang có, hãy cân đối cho phù hợp.
Ngoài ra, trong chi phí sản phẩm sẽ có cả chi phí bao bì nhãn hiệu, đây không chỉ là thứ đựng sản phẩm mà nó còn thể hiện tính chuyên nghiệp cũng như định vị thương hiệu của bạn.
– Chi phí cho website, bao gồm: Tên miền, thuê hosting, thiết kế website, các chi phí vận hành, duy trì khác. Có thể mất cơ bản khoảng 10 triệu cho website ban đầu. Nếu bạn tận dụng được các nền tảng tạo website miễn phí như WordPress sẽ tiết kiệm hơn.
Nhiều người cho rằng nếu mới kinh doanh thì đâu cần website. Nhưng thực tế, nếu có 1 website bán hàng sẽ giúp thương hiệu của bạn uy tín hơn nhiều, từ đó doanh thu cũng tăng lên.
– Chi phí cho quảng cáo: Sau khi có website và Fanpage, bạn cần bỏ tiền quảng cáo để tăng lưu lượng và khách hàng thì mới có doanh thu. Khi mới bắt đầu, bỏ tầm 1 triệu/tháng cho mỗi kênh cũng khá hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần tận dũng hết quảng cáo thì mới có tác dụng.
– Chi phí giao hàng: Nhiều khách hàng lăn tăn về chi phí giao hàng mà hủy đơn hay không mua. Đây là vấn đề bạn cần cân nhắc, cố gắng giảm thiểu chi phí ship hàng tối ưu sẽ giúp bạn có nhiều đơn hàng hơn.
7. Tìm nguồn hàng phù hợp
Tìm nguồn hàng là bước quan trọng trong kế hoạch kinh doanh online. Hiện nay, bạn có thể tìm nguồn hàng qua nhiều kênh:
– Chợ đầu mối, chợ sỉ hàng hóa:
Chợ Đồng Xuân (Hà Nội), chợ Bình Điện (TP. Hồ Chí Minh), chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang),… và nhiều khu chợ đầu mối quen thuộc khác trên khắp cả nước là địa chỉ nguồn hàng bỏ sỉ của nhiều người. Các mặt hàng ở đây đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, chủng loại. Do vậy, nguồn giá cũng có sự khác biệt. Tuy nhiên, hàng hóa ở đây đều khá bình dân và tương đương với chất lượng.
– Xưởng sản xuất:
Ở Việt Nam hiện nay cũng có 1 số chủ buôn tự mở xưởng để gia công các sản phẩm tại Việt Nam hoặc Quảng Châu. Đây là một cách tiết kiệm chi phí tốt. Thay vì phải nhập sỉ qua trung gian, bạn có thể tự đặt hàng tại xưởng, chủ động về mẫu mã, chất lượng nên sẽ có nguồn hàng tốt hơn.
– Nguồn hàng từ sàn thương mại điện tử:
Những sàn TMĐT như Lazada, Shopee, Tiki,… Ngoài bán lẻ đều có những Shop bỏ sỉ chất lượng với giá cả cạnh tranh. Bạn chỉ cần xác nhận được mặt hàng và tìm kiếm cẩn thận là sẽ có nguồn hàng tốt. Nguồn hàng này hợp với những ai muốn kinh doanh số vốn nhỏ, trải nghiệm để bắt đầu.
– Nguồn hàng từ Trung Quốc:
Taobao, Tmall, 1688,… là những sàn TMĐT lớn của Trung Quốc, có đa dạng nguồn hàng hóa từ đồ thời trang, gia dụng, đồ điện tử,… Bạn sẽ tìm được nhiều mẫu hàng độc đáo khi lục lọi trên các trang TMĐT này. Bên cạnh đó, việc vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam cũng khá dễ dàng, bạn chỉ cần tìm 1 công ty vận chuyển uy tín là được.
– Google:
Google là trang tìm kiếm lớn nhất thế giới, mọi thứ bạn muốn đều có thể tìm trên Google, bao gồm cả hàng hóa bán buôn. Việc tìm kiếm cũng rất dễ dàng. Bạn chỉ cần gõ tên sản phẩm + bỏ sỉ/sỉ/buôn là sẽ ra rất nhiều kết quả. Nếu muốn tìm kiếm cụ thể hơn thì hãy viết chi tiết hơn.
– Sang nước ngoài nhập hàng trực tiếp
Vựa hàng Quảng Châu – TQ luôn là mảnh đất màu mỡ mà nhiều con buôn tìm đến. Lợi thế ở đây là hàng hóa rất đa dạng, nhiều sự lựa chọn, đi nhập hàng trực tiếp như vậy cũng giảm chi phí đáng kể. Chính vì vậy, nhiều người kinh doanh lựa chọn phương pháp này.
8. Lựa chọn kênh kinh doanh online phù hợp
– Bán hàng online trên sàn TMĐT:
Thói quen mua hàng trên các sàn TMĐT đang ngày càng phổ biến với người Việt Nam vì sự tiện lợi, nhiều ưu đãi, tiết kiệm thời gian.
Nhiều sàn TMĐT hiện nay đều freeship cho khách hàng nên đó là lợi thế rất lớn. Nếu muốn kinh doanh trên sàn TMĐT, bạn hãy thử tìm hiểu về Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,…
– Bán hàng online trên mạng xã hội (Zalo, Facebook, Instagram):
Lượng người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam là rất lớn, nên đây luôn là thị trường tiềm năng để kinh doanh. Tuy nhiên, việc bán hàng trên mạng xã hội rất dễ dàng, dẫn đến việc cạnh tranh cũng cực kỳ cao. Nhưng nếu biết cách làm tốt, bạn sẽ có doanh thu đáng ngưỡng mộ.
– Bán hàng online qua website:
Nếu mới bắt đầu, việc xây dựng website bán hàng sẽ có phần tốn kém và mất nhiều công sức. Tuy vậy, bạn có thể tận dụng những kênh làm web miễn phí như WordPress cũng được. Sau đó sẽ phát triển thêm.
Việc bán hàng trên website sẽ tạo cảm giác uy tín với khách hàng hơn. Bạn cũng có thể ứng dụng thêm SEO để tăng độ tìm kiếm và lưu lượng cho website. Về lâu về dài, đây là phương pháp bán hàng cho hiệu quả bền vững.
9. Thực hiện kế hoạch kinh doanh online
Lúc đã có kế hoạch rõ ràng, tìm được nguồn hàng phù hợp, chuẩn bị kênh bán hàng hợp lý thì bạn sẽ bắt tay vào làm. Không có việc học hỏi nào tốt bằng thực hành. Vì vậy, cứ làm đi rồi bạn sẽ rút kinh nghiệm được nhiều điều và dần dần tốt lên.
Tuy có những lúc sai lầm sẽ làm bạn nản chí, nhưng kinh doanh là một quá trình kiên trì, bạn hãy cố gắng lên nhé!
10. Theo dõi và đánh giá kết quả
Trong khi kinh doanh, bạn cần thường xuyên cập nhật các chỉ số bán hàng về doanh thu, lợi nhuận, chi phí, tồn kho,.. để nắm được tình trạng hiện nay và có giải pháp khắc phục kịp thời.
Bên cạnh đó, luôn chủ động nhận sự đánh giá từ khách hàng để biết được sản phẩm/dịch vụ của mình ra sao, từ đó có những điều chỉnh phù hợp. Thậm chí, những đánh giá chưa tốt từ khách hàng sẽ tạo cho bạn thêm nhiều ý tưởng tốt và hiệu quả.
Hy vọng với những kiến thức được cung cấp trong bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho bạn trong việc thực hiện hóa những ý tưởng kinh doanh của mình.