Có hàng ngàn lý do khiến bạn phải kiếm tiền và kiếm thật nhiều tiền hơn nữa. Công việc hiện tại chưa đủ làm bạn thỏa mãn thu nhập và bạn muốn khám phá một nguồn thu khác nhưng lại chưa dám sẵn sàng để bắt đầu bởi bạn cảm thấy khá mạo hiểm và đánh đổi với những khoản đầu tư vốn. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về 9+ cách kiếm tiền online không cần mất vốn. Nhất là trong thời kỳ lên ngôi của công nghệ thông tin việc kiếm tiền online càng trở nên dễ dàng và phổ biến.
1. Bắt đầu với công việc của một Freelancer
Freelancer chỉ những người làm việc tự do, không bị giới hạn về địa điểm, môi trường và thời gian làm việc. Những người này sẽ tự quản lý chính mình do vậy họ cũng không cần phải gò bó trong khuôn khổ quy định nào.
Các freelancer thường tìm kiếm việc làm thông qua các mối quan hệ, hoặc thông qua các sàn giao dịch việc làm freelance trong nước như: 50k.vn; Freelancerviet; Vlance hoặc ở các website quốc tế: Upwork; Toptal; Freelancer; Guru.
Tìm việc trong những trang web lớn và uy tín giúp bạn hạn chế tối thiểu những rủi ro như lừa đảo. Đồng thời bạn cũng có thể dễ dàng chọn được công việc yêu thích và phù hợp với khả năng của mình như: nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ, luật sư, lập trình viên, giáo viên, nhà thiết kế, biên dịch, phiên dịch, kinh doanh… Sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về công việc của Freelancer
1.1. Viết bài
Với những người có khả năng về văn học, viết lách luôn là công việc được họ quan tâm hàng đầu. Bằng năng khiếu của mình họ có thể kiếm được nguồn thu nhập tốt mỗi tháng dưới nhiều hình thức viết bài khác nhau.
1.1.1. Viết Blog
Blog là 1 dạng của website, đây là một nhật ký trực tuyến do cá nhân hoặc 1 nhóm người tạo ra với 1 hoặc nhiều chủ đề. Nội dung của blog chủ yếu mang quan điểm ý kiến cá nhân, thể hiện lăng kính chủ quan, ý tưởng của người viết với thế giới.
Bạn có thể kiếm tiền bằng việc viết Blog như thế nào? Có rất nhiều người học viết blog không phải chỉ để kiếm tiền mà là kiếm rất nhiều tiền, bằng nhiều hình thức khác nhau.
- Đặt quảng cáo Adsense hoặc Mgid: Google Adsense hay Mgid đều là những mạng lưới cho phép bạn đặt quảng cáo trên website. Khi người truy cập click vào quảng cáo thì bạn sẽ nhận được tiền. Tuy nhiên, bạn cần xây dựng một blog thu hút được nhiều lưu lượng truy cập và ổn định. Khi đó, Adsense hay Mgid mới chấp nhận website của bạn.
- Mời đối tác đặt banner: khi bạn xây dựng được website đủ lớn, mạnh, bạn thậm chí không cần phải mời, chào đối tác mà chính họ sẽ tìm đến và chủ động nói về chuyện hợp tác với bạn. Ví dụ: Blog của bạn chuyên về lĩnh vực làm đẹp sẽ thu hút được các spa, thương hiệu mỹ phẩm đặt quảng cáo.
- Kiếm tiền với Affiliate Marketing: Là việc bạn để hiển thị ở những bài viết của mình một đường dẫn liên kết đến một sản phẩm hoặc dịch vụ được bán trên một trang web khác. Khi người đọc nhấp vào liên kết này họ sẽ truy cập vào trang web bán hàng đó. Việc bạn làm cho số người truy cập, mua hàng ở trang web đó tăng lên bạn sẽ nhận được tiền hoa hồng.
Bạn có thể tìm kiếm đối tác để affiliate marketing ở: Amazon, Shopee, Lazada, Kyna, Unica…
- Thu phí định kỳ: Nếu blog của bạn đủ mạnh và có nguồn độc giả trung thành lớn, họ luôn muốn tìm đọc những bài viết của bạn để mở rộng kiến thức và thoả mãn nhu cầu cá nhân, bạn có thể áp dụng mô hình thu phí định kỳ để tạo ra dòng thu nhập cho bản thân.
Trong mô hình này, bạn có thể yêu cầu độc giả trả một khoản phí cố định cho hằng tháng hoặc hằng năm. Bằng cách thu tiền đăng ký hoặc phí thành viên, bạn có thể tạo ra nguồn thu định kỳ.
- Quảng cáo sản phẩm, dịch vụ: Nếu bạn là người kinh doanh thì việc làm blog để quảng bá sản phẩm là việc không thể bỏ qua. Khách hàng tiềm năng tìm kiếm trên Google là vô tận, vì vậy hãy tìm cách để tiếp cận họ, thuyết phục họ vào blog của mình để đọc bài từ đó nảy sinh ý định mua sản phẩm.
Bạn có thể bắt đầu lên kế hoạch cho blog của mình bằng một trong số những chủ đề như: Thủ thuật WordPress; Thủ thuật SEO; Thiết kế, kỹ năng photoshop; Kiếm tiền online/offline,…; Hướng dẫn học ngoại ngữ; Sức khỏe, cách luyện tập, gym, fitness,chạy bộ…; Tình yêu, gia đình…
1.1.2. Làm content marketing
Trong thời đại khoa học công nghệ lên ngôi, người tiêu dùng ngày càng bị mê hoặc bởi cơn sốt mạng xã hội, các doanh nghiệp đã tìm ra cách thức tiếp cận với khách hàng của mình qua những bài viết được chia sẻ trên Website của doanh nghiệp, mạng xã hội Facebook, Zalo, Instagram…
Những bài viết ấy chính là các content marketing trình bày về giá trị sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, chia sẻ những thông tin hữu ích mà khách hàng tìm kiếm. Chúng có tác dụng kết nối người tiêu dùng, nâng tầm giá trị thương hiệu và góp phần xây dựng vị thế vững bền của doanh nghiệp. Do vậy, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng và quan tâm đến nguồn nhân lực ở vị trí này.
Để ứng tuyển và trở thành một nhân viên content marketing freelancer bạn cần có được một CV thể hiện năng lực, trình độ, niềm đam mê của mình và chứng minh được bạn hoàn toàn có thể đáp ứng những yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Nhuận bút sẽ do sự thỏa thuận cuối cùng của bạn và nhà tuyển dụng, thường thì sẽ dựa vào năng lực và kết quả công việc để quyết định mức lương cụ thể. Vì vậy, hãy chuẩn bị cho mình khối kiến thức tốt cùng sự tự tin nhé.
1.1.3. Dịch thuật
Nếu bạn có khả năng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ nào đó, đồng thời có kỹ năng viết lách, dịch thuật có thể sẽ là một công việc phù hợp với bạn. Để làm tốt công việc này và làm hài lòng nhà tuyển dụng ngoài việc sử dụng nhuần nhuyễn ngoại ngữ và tiếng mẹ đẻ bạn cũng cần trau dồi khối kiến thức chuyên ngành để những bài dịch thể hiện được tinh thần khách quan, tính chuyên nghiệp, đúng với văn phong và ngữ cảnh.
Với công việc này, bạn không cần phải đến văn phòng và có thể hoàn toàn tự quyết định lộ trình làm việc của mình miễn là hoàn thành đúng thời hạn so với yêu cầu của công ty.
1.2. Thiết kế website
Bạn là người có kiến thức về công nghệ thông tin và biết một số ngôn ngữ như Java, PHP, JSP, Servlets, ASP.NET…thì bạn hoàn toàn có khả năng nhận những công việc thiết kế website tự do.
Hãy tìm kiếm những website về freelancer và đăng ký làm thành viên. Bạn sẽ tìm thấy được danh sách công việc với những dự án phù hợp năng lực của mình. Hãy đưa ra mức giá hợp lý và cung cấp những thông tin cá nhân thể hiện được trình độ của mình để gây ấn tượng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tự thiết kế website thương hiệu để giới thiệu dịch vụ, năng lực và những sản phẩm nổi bật của mình. Nỗ lực cải thiện thứ hạng trang web của mình trên công cụ tìm kiếm để có thể tiếp cận được nguồn khách hàng tiềm năng dồi dào.
1.3. Video Editor
Công việc chính của một video editor đó là sử dụng thành thạo các công cụ và phần mềm trên máy tính hoặc các thiết bị công nghệ để cắt bỏ đi những phân đoạn không cần thiết và ghép nối những cảnh quay lại với nhau thành một video hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, để tạo ra được những sản phẩm chất lượng, hấp dẫn, ngoài việc sử dụng chuyên nghiệp các công cụ, phần mềm chỉnh sửa, editor cần phải có kiến thức trong việc xây dựng hình ảnh và cảm thụ âm thanh.
Có rất nhiều công ty muốn tìm người để làm video quảng bá cho hình ảnh doanh nghiệp của họ. Bạn có thể tham gia vào các group dành cho các video editor online để tìm kiếm cơ hội việc làm cho mình.
1.4. Làm thiết kế đồ hoạ
Thiết kế đồ hoạ là công việc sử dụng các phần mềm chuyên dụng để sáng tạo nên các sản phẩm khác nhau chứa đựng nghệ thuật kết hợp hài hòa giữa các yếu tố như kiểu chữ, hình ảnh để truyền tải thông điệp nào đó đến người xem.
Công việc của người làm thiết kế đồ hoạ đa dạng trong nhiều lĩnh vực: Thiết kế tạp chí, báo; thiết kế quảng cáo; thiết kế sách; thiết kế Logo; thiết kế bao bì; đồ họa truyền hình; thiết kế game; thiết kế nội thất 3D, công trình xây dựng; đồ hoạ thông tin.
Để xây dựng và khẳng định thương hiệu của bản thân bạn cần thể hiện được một óc sáng tạo chuyên nghiệp cùng khả năng cảm nhận nghệ thuật sắc bén để cho ra đời những sản phẩm tinh tế, trọn vẹn nhất. Nếu bạn còn khá bối rối bởi thời gian đầu chưa có kinh nghiệm, bạn có thể học hỏi từ những người thành công, đã có những sản phẩm nổi tiếng bằng nguồn thông tin trên mạng xã hội và cố gắng luyện tập với những phần mềm chuyên dụng để tôi luyện kiến thức và trau dồi kĩ năng.
1.5. Trở thành trợ lý ảo
Trở thành một trợ lý ảo là ý tưởng làm việc tự do ngày càng được freelancer quan tâm. Công việc của một trợ lý ảo có thể là nhập dữ liệu, quản lý email, quản lý mạng xã hội, nghiên cứu thị trường, kế hoạch kinh doanh, dịch vụ xây dựng thương hiệu, tư vấn pháp lý, tư vấn tài chính, thủ thuật kinh doanh, thuyết trình…. Bạn không cần phải đến công ty và ngồi hàng giờ đồng hồ trên văn phòng, tất cả những gì bạn phải có là một chiếc máy tính kết nối internet, không gian làm việc thoải mái cùng với những kỹ năng, kiến thức cần thiết.
Là một trợ lý ảo, bạn thậm chí có thể làm được nhiều công việc cho nhiều công ty khác nhau cùng một lúc miễn là bạn sắp xếp thời gian hợp lý và hoàn thành tốt công việc được giao.
2. Sản xuất video Youtube (Youtuber)
Youtube là trang web được truy cập nhiều thứ hai trên thế giới sau Google. Vì vậy, nếu còn chưa tận dụng sự phổ biến này để kiếm thêm thu nhập cho mình thì có lẽ bạn đã bỏ lỡ một nguồn tài nguyên khổng lồ. Bất kỳ ai cũng đều có thể trở thành Youtuber và kiếm tiền trên nền tảng này.
Bạn có thể bắt đầu công việc chỉ với một chiếc điện thoại thông minh cùng khả năng quay và chỉnh sửa video là đủ. Nội dung video của bạn có thể lấy cảm hứng từ cuộc sống thường nhật, những điều bình dị giản đơn nhất, hoặc cũng có thể là những video mang tính học thuật, giải trí… miễn là video có ý nghĩa với người xem và truyền tải được tinh thần của nhân vật chính.
Những khoản lợi nhuận bạn có thể kiếm được từ kênh Youtube của mình đến từ:
- Hợp tác với chương trình Youtube Partner: Đây là cách làm truyền thống nhất của việc kiếm tiền trên youtube. Youtube sẽ chấp nhận khi kênh của bạn được phép bật kiếm tiền. Khi đó quảng cáo sẽ hiển thị trên các video của bạn. Số tiền kiếm được sẽ tính trên số lượt click vào quảng cáo của người xem.
- Quảng cáo trực tiếp: Khi kênh Youtube của bạn phát triển thu hút được lượng lớn người hâm mộ và đăng ký kênh, bạn đã trở thành một Influencer – người có tầm ảnh hưởng lên một nhóm công chúng. Lúc này, các công ty sẽ chủ động tìm kiếm bạn với mục đích hợp tác trong dự án của họ để có thể quảng bá được sản phẩm đến đúng nhóm khách hàng trọng tâm của họ. Kênh của bạn càng nổi tiếng, bạn càng có cơ hội đàm phán một mức lương cao hơn.
- Kiếm tiền từ sự ủng hộ của người xem: Nếu bạn không muốn quảng cáo cho bất kỳ sản phẩm nào kênh của mình mà vẫn muốn kiếm thêm thu nhập, bạn có thể kêu gọi người xem ủng hộ tiền trực tiếp cho bạn trong nội dung video, hoặc phần mô tả.
- Kiếm tiền từ kinh doanh bán hàng: Như đã nói ở trên, Youtube là trang web lớn, nổi tiếng và rất phổ biến. Sử dụng Youtube để quảng cáo sản phẩm, thương hiệu của mình cho phép bạn tiếp cận nguồn khách hàng cực kỳ lớn.
3. Lập trình ứng dụng Android không cần đầu tư vốn
Nếu bạn là một lập trình viên hoặc có một chút kiến thức về lập trình, bạn có thể bắt tay vào viết các ứng dụng và kiếm tiền.
Khi bạn lập trình một trò chơi hay một ứng dụng nào đó thì bạn có quyền đặt quảng cáo lên ứng dụng và khi người dùng tải ứng dụng bạn về sử dụng thì nếu quảng cáo hiện lên và người dùng click vào quảng cáo thì bạn sẽ được tiền.
Với lập trình Android bạn sẽ đăng ký một tài khoản Google admob, đây là mạng quảng cáo của Google và hiện nay 90% các ứng dụng là đặt quảng cáo này rồi vì doanh thu nó cao nhất so với các mạng quảng cáo khác. Sau khi đăng ký xong bạn sẽ lấy code quảng cáo bỏ vào ứng dụng của bạn và nó sẽ hiện nếu người dùng click vào sẽ có tiền cho bạn.
4. Tạo và bán khóa học trực tuyến
Bạn có thể tạo và bán khóa học trực tuyến để kiếm thêm thu nhập nếu bạn là người có thế mạnh chuyên sâu, khối kiến thức vững chắc về một lĩnh vực nào đó.
Trong thời kỳ của sự phát triển khoa học công nghệ và nhất là khi thời điểm đại dịch đang là mối đe dọa toàn cầu, con người ta càng chú trọng và quan tâm đến những khóa học trực tuyến hơn là ngoại tuyến.
Sau khi tạo được một khoá học, bạn có thể lập một trang web của riêng mình để bán nó. Bạn cũng có thể quảng bá nó trên các blog liên quan khác. Dù là giảng dạy ở bất kỳ lĩnh vực nào, bạn cũng nên chuẩn bị bài giảng ở cả hai hình thức là văn bản và video sao cho học viên của bạn cảm thấy dễ hiểu nhất và họ cảm thấy hoàn toàn xứng đáng khi đã bỏ tiền ra mua khóa học này.
5. Thiết lập những buổi hội thảo trên web và kiếm tiền
Hội nghị trực tuyến gần như không thể thiếu đối với các doanh nghiệp nhất là trong thời kỳ mà con người được khuyến cáo hạn chế đi lại và gặp gỡ để kiểm soát đại dịch tốt hơn. Tận dụng cơ hội đó, không ít ý tưởng kiếm tiền từ những cuộc hội thảo trên web được nảy sinh.
Nơi để bạn tổ chức một buổi hội thảo có thể là Google meeting, Zoom hoặc Teams. Nguồn thu sẽ đến từ:
- Truyền đạt kiến thức: Mọi người tham dự hội thảo trên web với mục đích tìm hiểu một vấn đề gì đó. Miễn là bạn cung cấp được thông tin có giá trị cho họ, thoả mãn nhu cầu của họ mỗi khi bạn tổ chức hội thảo trên web, bạn sẽ luôn có khán giả sẵn sàng lắng nghe. Bằng cách làm này, họ ngày càng biết, thích và tin tưởng bạn – tất cả đều là những chất xúc tác quan trọng giúp bạn tiếp cận khách hàng và bán hàng.
- Bán sản phẩm: Bằng cách gặp gỡ khách hàng trực tuyến, bạn có thể giới thiệu về sản phẩm của mình và đưa ra các lý do thuyết phục khách hàng lựa chọn và chỉ nên lựa chọn sản phẩm ấy. Với hiệu ứng đám đông, nhiều người mua cùng mua sẽ hấp dẫn những người khác cũng mua theo, cách này có thể giúp bạn bán được số đơn hàng lớn nếu bạn có đủ khả năng để tạo lòng tin cho người tiêu dùng.
- Bán vé cho buổi hội thảo trên web: Đây cũng là một cách thu lợi nhuận phổ biến và thường xuyên được áp dụng. Những người muốn tham gia hội thảo sẽ sẵn sàng bỏ ra một số tiền để giữ được ghế trong buổi hội thảo ấy. Việc của bạn là hãy truyền thông về hội nghị này càng rộng rãi càng tốt.
6. Kiếm tiền không cần bỏ vốn bằng tài khoản Facebook, Twitter và Instagram
Bạn đã bao giờ nghe đến kiếm tiền trực tuyến qua các trang mạng xã hội này chưa?
Hoàn toàn có thể kiếm tiền bằng cách sử dụng các nền tảng mạng xã hội này giống như nhiều người đã từng kiếm được bội tiền từ chúng. Tuy nhiên, bạn phải có một lượng lớn người theo dõi trên tài khoản của mình thì việc kiếm tiền mới có thể trở thành hiện thực.
Khi bạn đã có lượng fans tương đối lớn, bạn có thể đăng các bài viết được tài trợ, làm tiếp thị liên kết hoặc bán sản phẩm của chính mình để kiếm tiền.
7. Tham gia các khảo sát trực tuyến có trả phí
Khảo sát trực tuyến là hình thức kiếm tiền phổ biến hiện nay, đây được cho là hình thức kiếm tiền online đơn giản nhất. Không giống như các hình thức kiếm tiền khác, khảo sát trực tuyến không đòi hỏi kiến thức về lập trình hay marketing, chỉ cần chúng ta biết sử dụng internet, biết đăng ký tài khoản tại các trang mạng cùng với dụng cụ là một chiếc smartphone là đã có thể kiếm tiền rồi.
Công ty nghiên cứu thị trường là một dịch vụ trung gian, khi các công ty sản xuất hoặc các nhà kinh doanh muốn điều tra, khảo sát về nhu cầu tiêu dùng của mọi người về sản phẩm hay dịch vụ nào đó của họ, họ sẽ phải thuê các công ty chuyên nghiên cứu thị trường thực hiện điều tra và khảo sát. Những công ty này lại trả tiền cho những người tham gia các bài khảo sát và những người này chính là chính chúng ta – những người đang tìm kiếm nguồn thu nhập online.
8. Viết Ebook – nghề kiếm tiền trực tuyến không cần đầu tư vốn
Viết một ebook cũng đơn giản như viết một bài đăng trên Facebook miễn là bạn thể hiện được thông điệp ý nghĩa đến người đọc.
Trước hết, bạn cần xác định chủ đề để viết, những chủ đề mà bạn có thể làm tốt nhất thường là những vấn đề mà bạn quan tâm và có sự am hiểu sâu sắc. Sau đó hãy thả hồn vào những câu chữ để cảm xúc được chân thật nhất và giúp người đọc giải quyết được vấn đề của họ. Một Ebook hấp dẫn và chất lượng thường có sự kết hợp với các hình ảnh bắt mắt, sinh động, điều này sẽ thu hút độc giả hơn và giảm thiểu sự nhàm chán trong quá trình đọc.
Sau khi tạo ebook, bạn có thể bắt đầu bán nó trên các nền tảng Amazon, Google Books, v.v. Bạn cũng có thể quảng cáo ebook của mình trên một số blog có liên quan. Bằng cách này, bạn có thể kiếm được một số tiền khổng lồ bằng cách bán sách điện tử mà không tốn một đồng nào.
9. Dropshipping – kinh doanh trực tuyến không cần mất vốn
Dropshipping là hình thức bán lẻ trực tuyến cho phép người bán hàng vận hành gian hàng của mình mà không cần phải lưu giữ hàng hóa trong kho.
Cụ thể, khi doanh nghiệp (trên danh nghĩa là nhà bán lẻ) bán một sản phẩm và họ hoàn toàn không có sẵn sản phẩm lưu kho, họ sẽ mua hàng của bên thứ 3 (gọi là nhà cung cấp) thường là những người bán buôn hoặc nhà sản xuất và vận chuyển trực tiếp đơn hàng đó từ bên thứ ba đến tay khách hàng. Quá trình này khiến doanh nghiệp không nhìn thấy sản phẩm và cũng không cần phải xử lý sản phẩm.
Sự khác biệt lớn nhất giữa mô hình Dropshipping so với các mô hình bán lẻ khác là người bán hàng không cần phải bận tâm đến quá trình nhập hàng, lưu trữ hàng hóa, kiểm kê số lượng tồn kho và quá trình vận chuyển, đặc biệt là không cần phải bỏ một đồng vốn nào để vận hành quy trình bán hàng này. Thay vào đó, họ chỉ cần một chiếc laptop cùng đường truyền internet ổn định là đã có thể làm việc và thu về lợi nhuận.
Hy vọng sau những chia sẻ này bạn đã có định hướng cho công việc kiếm tiền online không cần vốn của mình. Chúc bạn sớm gặt hái được nhiều thành công.