[Chi tiết] Cách làm Affiliate Marketing cho người mới bắt đầu

Kiếm tiền online (Make Money Online – MMO) không phải là hình thức xa lạ với cuộc sống 4.0 hiện đại ngày nay. Một trong những hình thức MMO phổ biến nhất là Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết) với nguồn thu nhập thu động, dễ dàng đã thu hút được nhiều người tham gia. Vậy cách làm Affiliate Marketing như thế nào?

Affiliate Marketing là gì?

Affiliate marketing là một hình thức Marketing online rất phổ biến hiện nay. Lợi nhuận thu được của hình thức này sẽ dựa trên hiệu quả mà người tham gia tạo ra. Trong đó có thành phần Advertisers (ở đây là nhà cung cấp.nhà sản xuất/doanh nghiệp…) thực hiện chi trả tiền hoa hồng cho các đối tác thuộc mạng lưới tiếp thị liên kết (Publishers) khi có đơn hàng được giao dịch thành công.

Hiểu đơn giản, Affiliate marketing cũng giống mô hình cộng tác viên được áp dụng rộng rãi ở nhiều shop bán hàng. Khi mà chủ shop sẽ trả tiền hoa hồng cho các cộng tác viên nếu họ kiếm được khách hàng mua hàng thành công.

Mô hình Affiliate

Tuy nhiên, mô hình cộng tác viên truyền thống có nhiều bất cập về hệ thống thông tin, tiếp nhận,… các chủ shop sẽ thường phải tự làm hết nên có thể xảy ra nhiều sai sót. Còn với Affiliate marketing , công nghệ được áp dụng đa dạng và hiện đại hơn, kết nối hàng ngàn người tham gia trên cùng hệ thống nên việc giao dịch, buôn bán hay chi trả hoa hồng đều thuận tiện, thông minh và dễ thực hiện hơn.

Xem chi tiết: Affiliate Marketing là gì? Làm sao để bắt đầu được với nó?

Ưu nhược điểm của Affiliate Marketing

Ưu điểm:

– Tiếp thị liên kết rất dễ triển khai, bạn chỉ cần có laptop, máy tính hoặc điện thoại thông minh có kết nối Internet là thực hiện được dù ở bất cứ đâu. Tại Việt Nam, các sản phẩm tiếp thị liên kết cũng rất phong phú nên bạn sẽ không phải lo lắng về vấn đề nguồn hàng, chỉ cần tìm được khách hàng và bán sản phẩm.

– Chi phí tối giản: Hầu như bạn không cần bỏ nhiều chi phí để bắt đầu công việc này.

– Có nhiều nguồn thu nhập khi liên kết với nhiều nhà cung cấp, các sản phẩm có thể từ sản phẩm vật lý như quần áo, đồ gia dụng hay các sản phẩm dịch vụ (chăm sóc sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp, làm tóc, làm móng…).

– Có thêm những kỹ năng và công việc khác: Nhờ làm tiếp thị liên kết, bạn sẽ biết cách viết content, chạy quảng cáo, làm website,…Từ đó phát triển thêm công việc và kiếm được nhiều tiền hơn.

– Tạo được các mối quan hệ trong xã hội: Dù tiếp thị liên kết là làm việc online nhưng việc tham gia các diễn đàn, cộng đồng vẫn giúp bạn có những mối quan hệ mới có ích trong công việc và cuộc sống.

uu-diem-cua-affiliate-marketing
Chỉ với các thiết bị điện tử thông mình bạn đã có thể thao tác với hoạt động tiếp thị liên kết

Nhược điểm:

– Khó kiểm soát nguồn hàng/dịch vụ: Vì bạn chỉ là người tìm khách và nhận tiền hoa hồng nếu có đơn hàng thành công. Vấn đề làm việc giữa khách hàng và nhà cung cấp bạn không được can thiệp. Do đó, nếu bạn giới thiệu sản phẩm không tốt đến với khách hàng, uy tín của bạn sẽ bị ảnh hưởng.

– Tính cạnh tranh cao: Đa phần các hình thức tiết kiệm liên kết là miễn phí nên ai cũng có thể tham gia. Thậm chí, có những người là chuyên gia quảng cáo hay SEO, họ có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng hơn bạn, nên việc kiếm tiền cũng trở nên khó khăn hơn.

– Thu nhập có thể không ổn định vì số tiền bạn kiếm được dựa vào số đơn hàng thành công mà bạn đưa về. 

Các thành phần trong mô hình Affiliate

  • Nhà cung cấp (Advertiser)

Nhà cung cấp trong Affiliate marketing có thể là cá nhân/doanh nghiệp có đủ khả năng cung cấp các sản phẩm/dịch vụ trong nhiều lĩnh vực khác nhau: Thực phẩm, đồ gia dụng, đồ điện tử,… về dịch vụ sẽ có làm đẹp, giáo dục, tài chính,… 

Nhà cung cấp phải uy tín, đảm bảo cung cấp nguồn hàng chất lượng, có sự cam kết đối với nhà phân phối.

Hình thức tiếp thị liên kết có mô hình không quá phức tạp, có sự liên kết giữa các bên để tạo ra doanh thu và lợi nhuận. Nhà cung cấp sẽ kiếm được lợi nhuận từ những đơn hàng mà nhà phân phối đưa về.

nha-cung-cap-phan-mem
Nhà cung cấp (Advertiser) sẽ là người quản lý các hoạt động tiếp thị và thu về lợi nhuận
  • Nhà phân phối (Publishers)

Nhà phân phối là những tổ chức/cá nhân làm việc với nghề nghiệp khác nhau (nhưng chủ yếu liên quan đến Marketing), như:

– Cá nhân/đơn vị sở hữu website có lượng truy cập lớn, ổn định, uy tín.

– Cá nhân/đơn vị chạy quảng cáo, có tỷ lệ chuyển đổi từ CPM, CPC sang CPA cao.

– Cá nhân/đơn vị đang áp dụng các hình thức kiếm tiền online (MMO) và có mong muốn tìm thêm lợi nhuận từ Affiliate marketing.

– Influencers (người có thương hiệu cá nhân, có sức ảnh hưởng) tham gia tiếp thị liên kết để có thêm tiền hoa hồng.

Nhà phân phối là người hiểu rõ nhất về tệp khách hàng của mình, tìm được những sản phẩm phù hợp, có chiến lược quảng cáo trọng tâm để từ đó giúp những khách hàng đến site của mình phát sinh hành động mua hàng.

  • Khách hàng (End User)

Khách hàng những người người mua hàng, sử dụng sản phẩm/dịch vụ của nhà cung cấp hoặc thực hiện các hành động khác theo nhà cung cấp yêu cầu.

Khach-hang-trung-tam
Khách hàng là những người trực tiếp sử dụng sản phẩm mà nhà phân phối cung cấp
  • Mạng lưới tiếp thị liên kết (Affiliate Network)

Đây là nền tảng trung gian kết nối các nhà phần phối với nhà cung cấp. Trên nền tảng này, nhà phân phối có thể theo dõi, đánh giá hiệu quả về chiến dịch quảng cáo, bán hàng,… Đồng thời, họ cũng cung cấp thêm các công cụ kỹ thuật như banner, link quảng cáo,… và sẽ thanh toán tiền hoa hồng cho nhà phân phối.

  • Chương trình tiếp thị liên kết (Affiliate Program)

Là hệ thống tiếp thị liên kết do nhà cung cấp đề ra. Họ sẽ quản lý trực tiếp các nhà cung cấp hoặc thuê 1 bên thứ 3 chuyên cung cấp phần mềm quản lý, thống kê lại hoạt động tiếp thị liên kết.

Các hình thức Affiliate marketing phổ biến ở Việt Nam

CPC (Cost Per Click)

Đây là hình thức cơ bản và đơn giản nhất trong tiếp thị liên kết. Tiền hoa hồng sẽ được tính thông qua lượt khách hàng truy cập vào website của nhà cung cấp nhờ những chiến dịch quảng cáo của các nhà phân phối.

Vì nó khá đơn giản và dễ thực hiện nên nó cũng tiềm ẩn rủi ro về tính gian lận cao. Các nhà phân phối có thể tự click vào website tiếp thị của mình để nhận tiền hoa hồng. Do đó, hình thức nảy ngày nay không còn quá phổ biến nữa.

CPA (Cost Per Action) 

Đây là một hình thức tiếp thị liên kết rất phổ biến tại Việt Nam. Các nhà phân phối sẽ có link tiếp thị liên kết riêng và đi quảng bá thông qua nhiều cách như (Google Adwords, Facebook Ads, SEO,…) để nhận tiền hoa hồng khi khách hàng thực hiện thành công 1 hành động nào đó như: Điền phiếu đăng ký, truy cập vào website để tăng lưu lượng, mua hàng, tham gia khảo sát,.. Số tiền hoa hồng nhận được sẽ tùy thuộc vào chính sách riêng dành cho mỗi hành động của nhà cung cấp.

Tiep-thi-lien-ket
CPA là hình thức tiếp thị phổ biến, nhà phân phối sẽ nhận tiền hoa hồng khi khách hàng thực hiện thành công một hoạt động nào đó

CPS (Cost Per Sale)

Hình thức affiliate marketing này tính tiền hoa hồng dựa trên mỗi đơn hàng được mua thành công, khách hàng phải thanh toán và không còn khiếu nại thì nhà phân phối mới nhận được hoa hồng.Có nhiều đơn vị trên thế giới và Việt Nam nổi tiếng với hình thức CPS như Amazon, Masoffer, Accesstrade,..

Tuy nhiên, nhà phân phối cũng rất dễ gặp rủi ro mất tiền hoa hồng với hình thức CPS khi khách hàng không thanh toán ngay, không đặt hàng thành công trong vòng bao nhiêu ngày hoặc có những khiếu nại về đơn hàng. Lúc đó, những công sức mà bạn bỏ ra sẽ mất trắng, không có kết quả tốt.

CPO (Cost Per Order)

Được đánh giá là hình thức tiếp thị liên kết hiện đại và bền vững, CPO được nhiều affiliate network tại Việt Nam áp dụng. Hình thức này đem đến nhiều lợi thế cho các nhà phân phối, chỉ cần khách hàng ấn đặt hàng thành công là bạn đã nhận được tiền hoa hồng.

Với hình thức CPO, thời gian xét duyệt và nhận hoa hồng thường nhanh hơn so với CPS, và nếu có xảy ra tình trạng đổi trả hay khiếu nại hàng hóa, bạn cũng sẽ không mất tiền hoa hồng. Mức hoa hồng theo CPO khá hấp dẫn, từ 200k – 500k/đơn hàng nên thu hút đông đảo người tham gia.

Một số network tập trung vào hình thức CPO nổi tiếng tại Việt Nam như: AdFlex, Adcombo, Accesstrade,.. Họ rất chuyên nghiệp, đầu tư tài nguyên giá trị về content, landing page, prelanding page, hình ảnh, video,… cho các nhà phân phối để họ tập trung đẩy số mà không lo thiếu nội dung. Ngoài ra, các network này cũng hỗ trợ bạn về nhiều chiến lược digital marketing nên kể cả những người mới cũng có thể kiếm tiền dễ dàng được.

Thị trường bao quát (Authority Site)

Đây là hình thức liên kết tiếp thị khác phổ biển hiện nay, các sản phẩm sẽ được cung cấp đến nhà phân phối đứng đầu và họ sẽ tiến hành đăng tải, sử dụng hình ảnh của sản phẩm trên các trang mạng của mình để thu về nguồn lợi nhuận cá nhân thông qua việc truy cập trên thị trường.

Đây gần giống như một hình thức thiết lập website cá nhân, bạn sẽ viết bài và đăng tải các mặt hàng của mình lên mạng, bài viết thu hút thì bạn sẽ càng mang về nhiều lợi nhuận. Nếu như bạn đầu tư nhiều thời gian và công sức trong việc viết bài và cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết của sản phẩm thì sẽ mang lại nguồn lợi nhuận cao mà không cần quá khó khăn trong việc đầu tư về mặt chiến lược.

Thị trường ngách (Niche Site)

Đây là một hình thức tiếp thị trung gian mang lại nhiều tiện ích và hiệu quả nếu như bạn xác định đúng các yêu cầu của thị trường các mặt hàng. Hình thức này sẽ hiện việc tìm kiếm các webiste để xác định cụ thể nhóm khách hàng mà các sản phẩm của mình đang hướng tới và nhà phân phối sẽ nhận được triết khấu từ việc giới thiệu khách hàng thành công. Với mỗi sản phẩm bán thành công, nhà phân phối sẽ nhận được từ 5-20% giá trị thật của đơn hàng.
Bạn sẽ không cần phải đầu tư quá nhiều công sức trong hoạt động này, việc tìm kiếm các khách hàng mục tiêu cũng khá dễ dàng nếu như bạn nắm được các yếu tố mà sản phẩm muốn hướng tới.

thi-truong-ngach
Thị trường ngách giúp bạn xác định cụ thể nhóm khách hàng mà các sản phẩm của mình đang hướng tới

Các bước làm Affiliate marketing

Bước 1: Tìm kiếm kênh thông tin phù hợp

Để có thể bắt đầu với các chương trình làm Affiliate marketing, bạn cần phải chọn cho mình một kênh quảng bá phù hợp với hoàn cảnh và năng lực của bạn thân, không nên chạy theo những thứ xu hướng nhưng bản thân lại không có nhiều sự am hiểu. Chẳng hạn như hiện nay, các kênh Tiktok trở nên khá phổ biến và được nhiều người sử dụng, những cũng đòi hỏi bạn rất nhiều kỹ chứ không phải cứ tham gai là sẽ thành công. Một số kênh thông tin phổ biến khác bạn có thể tham khảo như: Facebook, Zalo, Instagram,…

Bạn cũng có thể lựa chọn việc thành lập các website cá nhân để tăng thêm nhóm đối tượng mà sản phẩm có thể tiếp cận tới.

Tiep-thi-lien-ket
Tiktok là một kenh mạng xã hội phù hợp để bạn bắt đầu Affiliate marketing

Bước 2: Lựa chọn thị trường ngách

Một câu hỏi đặt ra cho các bạn khi mới bắt đầu tham gia Affiliate marketing đó chính là có nên tiến vào nhiều thị trường hay không? Câu trả lời chắn chắn là không do bạn là người mới và chưa có nhiều kinh nghiệm để có thể hoạt động trong nhiều thị trường đa dạng, bạn hãy tập trung thời gian để nghiên cứu một thị trường để có thể tiếp cận đúng các đối tượng khách hàng tiềm năng, có nhu cầu sở hữu các sản phẩm. Do đó bạn cần xác định được thị trường ngách trước rồi mới phân tích tìm hiểu các yếu tố để xem nó có phù hợp với khả năng của mình hay không?

Bước 3: Nghiên cứu tham gia các chương trình của Affiliate

Bạn nên dành nhiều thời thời gian để nghiên cứu cho mình một hình thức Affiliate marketing phù hợp bởi đây sẽ là bước quyết định bạn có tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho mình hay không? Và chắc hẳn rằng khi lựa chọn được hình thức phù hợp, bạn sẽ thấy lợi nhuận tăng trưởng nhanh chóng.

Khi đầu tư thời gian vào việc tham khảo và xem xét kỹ lưỡng, bạn sẽ có thể đạt được thành công ngay cả khi bản thân mình là người mới sử dụng hình thức Affiliate marketing này. Kênh của bạn sẽ được mở rộng và phát triển đến nhiều khách hàng hơn, sản phẩm cũng được phân bố rộng rãi.

Bước 4: Xây dựng các nền tảng nội dung

Đối với việc hình thành các website, bạn nên bắt đầu với việc hình thành tên gọi sao cho vừa dễ nhớ lại vừa tạo dấu ấn với khách hàng, sau đó với đến các bước thiết kế giao diện phù hợp và bắt đầu đăng tải các trang bài nội dung để thu hút lượt người theo dõi và truy cập mỗi ngày.

Nếu bạn sử dụng các trang mạng xã hội thì bước đầu cũng là nghĩ một cái tên, do sự tiếp cận được tác động do xu hướng nên bạn có thể lựa chọn một cái tên độc lạ, hoặc cá tính để phát triển kênh, gây ấn tượng với người xem. Quan trọng là nên sử dụng một tài khoản thật để tăng độ uy tín tới nhóm đối tượng khách hàng. Có rất nhiều cách để phát triển kênh và phổ biến nhất hiện nay đó chính là sáng tạo các content để giới thiệu sản phẩm. Bạn có thể tham khảo thêm từ người sử dụng trước để có thêm kinh nghiệm và tăng khả năng sáng tạo cho bản thân mình.

Xay-dung-thuong-hieu
Xây dựng nền tảng thương hiệu để thu hút lượt quan tâm của khách hàng

Bước 5: Đầu tư chất lượng nội dung bài viết

Việc khách hàng có quan tâm đến sản phẩm của mình phụ thuộc rất lớn vào việc bạn đầu tư vào chất lượng của nội dung các bài viết. Bạn có thể thuê các đội ngũ chuyên về việc xây dựng nội dung để đảm bảo rằng nền tảng của mình sẽ cung cấp các thông tin sản phẩm tốt nhất đến người tiêu dùng. Ý tưởng nội dung càng hay càng sáng tạo thì sẽ càng thu hút được nhiều người quan tâm, như vậy sẽ ngày càng phát triển kênh và tăng lượt tiếp cận, theo dõi.

Bước 6: Xây dựng nhóm khách hàng quan tâm đến sản phẩm

Để có thể xác định và xây dựng được nhóm khách hàng tiềm năng, quan tâm đến sản phẩm, bạn cần truyền tải các nội dung của mình đến rộng rãi các trang tiếp cận. Nếu bạn đang sử dụng website, có thể kết hợp với các thủ thuật trong SEO để xác định nhóm đối tượng cần hướng đến và sau đó sẽ hiển thị mỗi khi họ có nhu cầu tìm các thông tin liên quan đến sản phẩm. Khi xây dựng các trang mạng xã hội, bạn sẽ tích cực chia sẻ thông tin lên các hội nhóm, các trang khác nhau để tăng lượt xem, hiệu quả bán hàng cũng được phát triển tốt.

Khi bạn là một nhà đầu tư lớn, bạn hoàn toàn có thể chi trả một khoản chi phí cho việc tiếp cận các đối tượng này một cách hiệu quả và vô cùng dễ dàng.

Bước 7: Tạo các chương trình quảng bá, ưu đãi

Sau khi đã xây dựng hình ảnh và phân phối mặt hàng sản phẩm đến tay khách hàng, thì bạn cần phải đầu tư thêm về các chương trình quảng bá, ưu đãi để giữ chân khách cũng như được giới thiệu đến đông đảo người hơn. Mỗi một sản phẩm sẽ lại có các cách quảng bá khác nhau miễn sao phù hợp với thị trường và tăng sự kích thích để nhu cầu sử dụng của khách hàng. Việc đưa đến tay người sử dụng những sản phẩm chất lượng nhất, bạn không chỉ thu lại lợi nhuận và còn có cả những đánh giá tốt để lôi kéo thêm nhiều người khác về sự tin tưởng khi sử dụng mặt hàng.

Các chương trình quảng bá cần được diễn ra thường xuyên tại các thời điểm phù hợp để đáp ứng đúng các nhu cầu sử dụng. Bạn có thể tham khảo thêm các kênh khác để có thêm kinh nghiệm cho bản thân mình.

Trên đây là những cách làm Affiliate marketing phổ biến mà bạn có thể tham khảo. Nếu muốn bắt đầu, hãy thử sức, biết đâu bạn lại có cơ hội làm giàu từ chính ngành tiếp thị liên kết này. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Tìm cửa hàng
Gọi trực tiếp
Chat ngay
Chat trên Zalo